Kỹ thuật điện tử
GIỚI THIỆU
Học phần trang bị kiến thức cơ bản cho sinh viên bắt đầu bước vào ngành điện tử để có thể bắt đầu phân tích, thiết kế và lắp ráp các mạch điện tử cơ bản thông dụng.
Trong học phần này, sinh viên sẽ nắm vững bản chất vật lý cũng như nguyên tắc hoạt động của các linh kiện điện tử cơ bản như diode, transistor lưỡng cực (BJT), transistor hiệu ứng trường (FET), … Sau đó, sinh viên sẽ được đi sâu vào phân tích các mạch điện tử ứng dụng được sử dụng phổ biến trong thực tế như mạch khuếch đại âm tần, mạch khuếch đại công suất, mạch khuếch đại thuật toán (OPAMP), mạch hồi tiếp, mạch ổn áp, …
Đối tượng khóa học:
Sinh viên đại học các ngành kỹ thuật bắt đầu học từ học kỳ 4-5 (bắt buộc với các ngành như Điện-Điện tử, Điện tử Viễn thông, Cơ điện tử, Tự động hóa, …)
Điều kiện khóa học:
Các học phần tiên quyết : Toán cao cấp, Vật lý, Lý thuyết mạch, Cấu kiện điện tử
Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên có thể :
- Nhận biết được những đặc điểm của mạch điện tử tương tự so với những mạch điện thông dụng khác.
- Phân tích hoạt động, tính toán các tham số của các mạch ổn áp dùng zener diode, transistor khuếch đại, sơ đồ Darlington, …
- Phân tích hoạt động, tính toán các tham số của các bộ khuếch đại gồm nhiều tầng với cách ghép khác nhau dùng transistor hay sử dụng IC thuật toán, xét ảnh hưởng của tín hiệu phản hồi lên độ ổn định và chất lượng tín hiệu.
- Phân tích hoạt động, khảo sát các tham số, ưu khuyết điểm và so sánh hiệu suất sử dụng năng lượng nguồn nuôi của các mạch khuếch đại công suất.
Tags: